Back To School - Máy Cực Chất - Giá Cực Cool

Cấu tạo chi tiết của những chiếc Laptop, Pc

31-07-20198.707 lượt xem
Trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đang sở hữu một chiếc laptop hoặc máy tính cây (PC), những thiết bị này thường được trang bị một cách đầy đủ các phần mềm hệ thống, tiện ích và ứng dụng, cũng như các thiết bị nghe nhìn và các thiết bị ngoại vi khác, giúp chúng ta thực hiện đồng thời nhiều công việc một cách hiệu quả.
Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi một chiếc PC hay laptop chứa những bộ phận nào? Linh kiện gì? Các chức năng và nhiệm vụ của từng linh kiện là gì? Trong bài viết này Laptop Khánh Trần sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách dễ hiểu nhất.

Laptop Khánh Trần sẽ chia các thành phần của máy tính thành 3 nhóm ứng với chức năng và vị trí của chúng trên máy tính, bao gồm: Nhóm điều khiển hoạt động của máy, nhóm thiết bị ngoại vi, nhóm thiết bị hỗ trợ.

1. Nhóm điều khiển hoạt động máy: CPU, ổ cứng, GPU, Main, RAM

 A) Mainboard: Bo mạch chủ

Bo mạch chủ là bảng mạch chính và lớn nhất trong cấu trúc của máy tính, nó đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Việc kết nối và điều khiển thông thường là do các chip cầu Bắc và cầu Nam, chúng là trung tâm đóng vai trò điều phối tất cả các hoạt động của máy vi tính.

Vị trí của mainboard trên PC thì thường được đặt ở bên trong thùng máy, còn trên laptop main thường được đặt ngay bên dưới keyboard, đây là nơi liên kết các linh kiện của máy thông qua các đường mạch in, trên bo mạch chủ là các linh kiện như chipset, IC, tụ điện, điện trở …

B) CPU: Bộ xử lí trung tâm

 

CPU là một tấm mạch nhỏ, bên trong nó chứa một tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch. CPU thường được gắn chặt ở ngay trên mainboard. Bộ xử lí trung tâm có trách nhiệm xử lý hầu hết các tác vụ của máy tính, bên cạnh đó bộ xử lý trung tâm còn là trung tâm điều khiển các thiết bị như chuột, bàn phím, màn hình và máy in.

C) RAM

Cũng giống như cấu tạo của CPU, bộ nhớ RAM bao gồm những tấm wafer silicon mỏng, bọc trong chip gốm và gắn trên bảng mạch.

RAM là bộ nhớ truy cập tạm thời, tạo thành một không gian nhớ tạm để máy vi tính hoạt động. Đi sâu vào chi tiết thì, RAM là nơi nhớ tạm những gì cần làm để CPU có thể xử lý với tốc độ nhanh hơn bởi vì tốc độ truy xuất trên RAM nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng hay các thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ, đĩa quang…

Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy Laptop của bạn có thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng/ tabs mà không hề bị chậm đi. Tuy được gọi là bộ nhớ nhưng khi chúng ta tắt máy đi thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy lưu trên đó.

D) Ổ đĩa cứng



Ổ cứng là bộ nhớ lưu trữ chính của máy vi tính, các dữ liệu của cả một quá trình làm việc sẽ được lưu trữ ở trên ổ đĩa cứng trước khi các bạn sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.

Hầu hết các loại ổ cứng được bán trên thị trường là loại truyền thống (sử dụng đĩa kim loại để lưu trữ dữ liệu bằng từ tính). Thường Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta sử dụng cho các loại máy tính Laptop và PC hiện nay đó là ổ HDD và ổ SSD. Ổ HDD thì được sử dụng phổ biến hơn ổ SSD bởi vì giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng nhược điểm của chúng là tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn hẳn so với cả ổ SSD.

E) Card đồ họa



Card đồ họa là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy. Card đồ họa gồm 2 loại: Loại rời gắn vào khe cắm PCI EX trên bo mạch chủ và loại được setup sẵn trên bo mạch.
Hiện nay Các Card đồ họa thường được tích hợp sẵn trên CPU dùng chung bộ nhớ hệ thống, loại này thích hợp cho những đối tượng có nhu cầu làm việc văn phòng thông thường, lướt internet nhẹ nhàng… Nếu sử dụng các chương trình đồ họa nặng hay những chương trình đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao thì bạn nên trang bị cho mình 1 card màn hình rời đời cao. 

 2. Nhóm ngoại vi: Bàn phím, ổ đĩa quang, màn hình, chuột

 A) Screen: Màn hình

Màn hình là thiết bị gắn liền với máy tính, mục đích là để hiển thị và là cổng giao tiếp giữa con người và máy tính. Màn hình có thể dùng như 1 dạng độc lập, song hiện tại chúng ta có thể ghép nối nhiều loại màn hình lại với nhau để tăng chất lượng và vùng hiển thị lên cao.

Đối với các dòng máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời riêng biệt. Còn đối với Laptop thì ngược lại, màn hình là bộ phận gắn chung không thể tách rời.

Màn hình trên mỗi dòng máy khác nhau thường có độ phân giải khác nhau nhưng chúng thường có chuẩn là 20 chân cắm hoặc là 30 chân tín hiệu. Màn hình được cấu tạo bởi các điểm ảnh, độ phân giải của màn hình được thể hiện theo điểm ảnh chiều ngang nhân với số điểm ảnh chiều dọc.

Khi màn hình bị lỗi chúng ta có thể nhận ra qua các biểu hiện: màn sáng trắng,chớp giật;hình ảnh bị kẻ ngang dọc, nhiễu màu, mất hình …

B) Bàn phim (Keyboard) và Chuột (Computer mouse)



Bàn phím máy tính là thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp giữa con người và máy tính. Về hình dáng tổng thể, bàn phím là sự sắp đặt các phím, một bàn phím thông thường có các ký tự được in trên phím; với hầu hết bàn phím, mỗi lần ta nhấn một phím một ký hiệu được tạo ra tương ứng với nó.

Chuột là thiết bị phục vụ điều khiển, ra lệnh và giao tiếp con người với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính, bạn cần phải sử dụng màn hình laptop hoặc Pc để quan sát toạ độ và thực hiện các thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

Hiện nay chuột và bàn phím được sử dụng cổng USB là nhiều và công nghệ mới nhất hiện nay thì chuột và bàn phím sử dụng không dây.

C) Ổ đĩa quang

Hầu hết các dòng máy vi tính để bàn và máy tính laptop hiện nay ngoại trừ các máy dòng siêu mỏng hay quá nhỏ gọn thì đều đi kèm với một ổ đĩa quang: nơi đọc/ghi đĩa CD, DVD, và Blu-ray.
Ổ đĩa quang thường đặt ở cạnh phải của laptop và phần phía trước của thùng máy PC, đây là thiết bị dùng để đọc đĩa CD hay DVD bằng ánh sáng laser, nguyên lý sử dụng của ổ đĩa quang là chiếu laser chiếu vào bề mặt đĩa để ánh sáng phản xạ lại vào đầu thu rồi giải mã thành tín hiệu.
Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của tốc độ truy cập Internet thì hầu hết dữ liệu, phim ảnh đều có thể lưu trữ hoặc cài đặt từ các dịch vụ điện toán đám mây hay nói một cách nôm na dễ hiểu thì đây là một nơi lưu trữ trên Internet nên ổ đĩa quang cũng đang biến mất dần như ổ đĩa mềm.

3. Thiết bị hỗ trợ

A) Bộ nguồn

Nếu như cục nguồn (sạc) của Laptop chỉ đơn giản là bộ phận cung cấp điện cho máy tính hoạt động và sạc lại điện cho pin đi kèm, thì đối với máy tính PC bộ nguồn là một phần cực kỳ quan trọng nhưng lại hay bị nhiều người dùng chủ quan khi sử dụng nhất. Các bạn cần hiểu rằng bộ nguồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy tính và tuổi thọ của máy tính của chúng ta.
Không giống với các loại thiết bị khác, máy tính của chúng ta sử dụng dòng 1 chiều (DC) để cung cấp điện năng cho các linh kiện, chính vì vậy cho nên bộ nguồn sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dòng xoay chiều (AC) trở thành thành dòng 1 chiều để sử dụng, một khi dòng điện quá mạnh thì sẽ gây hư hại cho máy tính hoặc nếu như dòng điện quá thấp thì cũng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt điện năng cho các linh kiện bên trong và cũng gây nên tình trạng chập chờn, máy tính restart liên tục, và có thể không thể hoạt động bình thưởng được. 

B) Thùng máy 



Thùng máy tính của PC thường là một hộp kim loại được dùng để chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thùng máy cũng được gia cố thêm một số thiết bị sẵn ở bên trong nhằm tăng giá trị, thông thường với những thùng máy đắt tiền sẽ được tích hợp thêm quạt tản nhiệt, nguồn (PSU) và thậm chí ở một số dòng đời cao thì sẽ là hệ thống tản nhiệt nước để dùng giải nhiệt CPU.

Kết luận

Vậy là Laptop Khánh Trần đã điểm qua một lượt tổng thể các linh kiện cấu tạo nên PC và laptop cho các bạn thấy rồi. Qua bài viết này thì chúng mình hi vọng rằng những kiến thức đã trình bày ở trên sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được chức năng của từng linh kiện trong các dòng PC và Laptop. 

Chia sẻ bài viết